1. Đồng hồ đá sapphire là gì? Có đặc điểm gì?
Đồng hồ đá Sapphire là loại đồng hồ được trang bị mặt kính được chế tác từ đá saphire với vẻ ngoài sáng bóng đẹp mắt và độ cứng cực cao.
Kính sapphire có một ưu điểm nổi bật đó là độ cứng cao, chịu lực tốt cùng với khả năng chống ăn mòn tuyệt đối. Bên cạnh đó, kính còn chống trầy xước, hầu như không thể phá vỡ. Kính saphire chính vì vậy được trang bị những chiếc đồng hồ chất lượng, được gia công tinh xảo và có giá thành cao.
Kính sapphire được tạo thành từ bột nhôm oxit (Al2O3) trải qua quá trình Verneul để tạo thành các khối Sapphire. Độ cứng của kính sapphire ở thang mức 9 trên thang đo Mohs. Độ cứng của kính saphire chỉ đứng sau kim cương so với tất cả loại đá có trong tự nhiên.
Mặt kính đồng hồ sapphire được chia làm 3 loại chính:
- Sapphire tráng mỏng: Loại kính chỉ được trang bị một lớp saphire mỏng phía trên, chính vì vậy khá giòn và dễ vỡ. Sử dụng một thời gian sẽ bị xước mặt do lớp sapphire bị mờ đi.
- Sapphire tráng dày: Được tráng dày hơn nên thời gian sử dụng được lâu hơn.
- Sapphire nguyên khối: Là loại mặt kính bền bỉ và chất lượng nhất, được trang bị trên những chiếc đồng hồ đắt giá, nếu ra ánh sáng bề mặt sẽ hiển thị 7 màu sáng lấp lánh.
2. Đồng hồ kính cứng là gì? Có đặc điểm gì?
Đồng hồ mặt kính khoáng (kính cứng) là một trong những loại đồng hồ có chất liệu mặt kính phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Mặt kính cứng này được tạo thành từ các chất khoáng vô cơ.
So với chất liệu đá sapphire thì kính cứng có độ cứng kém hơn, tuy nhiên trên thang đo Mohs, độ cứng của chất liệu này rơi vào khoảng 6 - 7.5, khá lý tưởng để chế tạo mặt kính đồng hồ.
Bên cạnh đó, chỉ có chất liệu kính cứng mới có thể đánh bóng lại mặt được nếu không may bị trầy xước. Giá thành loại kính này lại rẻ nên không khó hiểu khi chất liệu này phổ biến hơn hẳn trong việc sản xuất đồng hồ
3. Nên chọn đồng hồ kính cứng hay đá sapphire
Về độ trong suốt: Mặt đồng hồ sapphire có độ trong tốt hơn so với mặt kính cứng. Tuy nhiên, khi ở ngoài trời nắng, mặt kính sapphire thường bị lóa nếu không được phủ lớp chóng lóa AR.
Với mặt kính cứng, dù ở ngoài trời thì tình trạng bị lóa không hề xảy ra.
Độ cứng: Với cùng một kích cỡ và độ dày, kính sapphire chịu lực tốt hơn hẳn so với kính cứng. Nhưng với nhiều loại đồng hồ sản xuất trên thị trường hiện nay, có rất ít sản phẩm được gắn mặt kính sapphire nguyên khối mà chỉ được tráng lớp mỏng trên bề mặt trở nên rất dễ vỡ.
Nhìn chung khả năng chịu lực của mặt kính sapphire kém hơn so với mặt kính cứng trên đồng hồ vì chi phí sản xuất mặt kính sapphire quá đắt đỏ.
Khả năng chống xước: Kính sapphire có khả năng chống xước hầu như tuyệt đối, có thể mài xuống bê tông mà không bị xước. Trong khi đó, kính cứng rất dễ bị trầy xước nếu bị va chạm hoặc cọ sát với các vật cứng trong quá trình sử dụng.
Xét ở khía cạnh khác, mặt kính cứng có thể đánh bóng để loại bỏ các vết xước và trả mặt kính về tình trạng hoàn toàn như mới. Đối với mặt kính sapphire, người dùng chỉ có thể thay mới